Máy bay Vietnam Airlines mất một bánh
Phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới
Miền Bắc tiếp tục rét hại
Tổng cục Dân số khuyên người dân không nên đẻ một...
Trung Quốc xóa bỏ chính sách một con hà khắc
Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm công việc của mình với các bạn để các bạn có những hướng đi đúng đắn cho mình trong tương lai. Tôi cho rằng nếu chịu khó tìm tòi và học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc thì bạn sẽ thành công.
Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ven đô, gia đình tôi cơ bản là nông dân. Tận năm 17 tuổi tôi mới biết đến từ “sinh nhật”, nó khá mới mẻ với tôi thời đó. Tôi nói vậy để viện dẫn một vùng quê nghèo khó “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chắc các bạn biết tôi lạc hậu thế nào rồi chứ?
Cả nhà tôi khi ấy chỉ có một chiếc xe đạp dùng chung, bố mẹ tôi đi làm, chị và em gái tôi dùng nó đi học, còn tôi thường xuyên đi bộ tới trường với quãng đường 6 km.
Tôi tự nhủ phải học giỏi để gia cảnh khá giả hơn, tương lai sáng sủa hơn nhưng cũng chẳng ai định hướng cho tôi phải thi trường gì, học trường gì… vì miền quê ấy vốn rất ít người hiểu biết và có thể tư vấn giúp tôi.
Năm đó, tôi đăng kí thi hai trường đại học và hai trường cao đẳng, tuy nhiên tôi chỉ đậu hai trường cao đẳng và chọn nhập học ngành Quản trị kinh doanh, một lĩnh vực được xem là khá mới mẻ thời đó. Lúc ấy tôi đã nghĩ học gì không quan trọng, miễn sao thấy hợp là được.
Hồi ấy, sinh viên ra trường rất khó xin việc, tốt nghiệp đại học ra cũng chẳng xin được vì thời đó ít thông tin hơn bây giờ, chúng tôi toàn đọc báo giấy và phải mang hồ sơ đến tận nơi.
Tôi nhớ không nhầm thì tôi đã đi công chứng và phôtô đến 150 bộ hồ sơ rải khắp các nơi đăng tuyển dụng tại Hà Nội nhưng sau 7 tháng tôi mới có việc làm đầu tiên.
Lần ấy, tôi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyển phát nhanh, ngành này cũng được xem là khá mới mẻ và tôi cũng không thành công ở công việc này. Tôi xin công ty chuyển sang làm giao nhận (chủ yếu chạy đến các địa chỉ của khách để lấy và phát bưu phẩm) nhưng cũng không được lâu, tôi xin nghỉ việc sau gần hai năm gắn bó.
Tôi tiếp tục đi xin việc và lần này tôi lại mất thêm tám tháng rải hồ sơ mới có công việc lần hai. Tuy nhiên đây cũng là bước ngoặt trong cuộc đời tôi vì tôi được nhận vào học việc tại công ty xuất nhập khẩu.
Mới vào làm tôi thấy tất cả kiến thức mình đã học ở nhà trường trước đây và những công việc ở công ty cũ không giúp ích gì cho công việc hiện tại. Ban đầu tôi thấy rất khó vì chứng từ toàn tiếng Anh và phải nói toàn tiếng Anh với người nước ngoài.
Tôi vừa học việc, vừa đi học tiếng Anh để hòa nhập công việc. Sau một năm, tôi có chút kinh nghiệm và quyết định học thêm lấy bằng đại học.
Công ty tôi chuyên mua bán hàng với các công ty nước ngoài và tôi được giao nhiệm vụ theo dõi các đơn hàng cùng các đối tác. Sau khoảng gần hai năm, đối tác nước ngoài mở văn phòng đại diện ở Việt Nam và đó là cơ hội tốt cho tôi phát triển nghề nghiệp.
Ở công ty mới, đứng đầu là người nước ngoài, họ không cần bằng cấp của tôi và họ chỉ yêu cầu tôi nộp sơ yếu lý lịch (CV) có dấu của chính quyền thế là xong.
Tôi sang làm phó phòng phụ trách bán hàng nội địa cho văn phòng mới, công việc cứ thế phát triển và và công ty làm ăn ngày càng lớn mạnh. Tôi nhận được mức lương, thưởng hậu hĩ.
Hiện nay, mới 34 tuổi nhưng tôi đã có đầy đủ nhà cửa, ôtô và một gia đình hạnh phúc cùng cậu con trai sáu tuổi. Bên cạnh đó, tôi dự định sẽ xây nhà cho bố mẹ ở quê vào năm sau và sẽ tiến hành kế hoạch thành lập công ty của riêng mình hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Tôi viết những dòng chữ này cũng mong các bạn đang thất nghiệp đừng nản lòng, hãy tìm cho mình một lối đi riêng bằng công việc phù hợp. Nếu các bạn ngồi chờ và đợi các công ty gọi điện cho các bạn mời đi làm và dựa trên bằng cấp của các bạn để phân việc phù hợp thì thật sự rất khó.
Cơ hội phải do mình tạo ra chứ không phải là ăn may. Hãy vận động bởi đường là do đi nhiều lần mà thành lối, đồng thời đó là con đường mà bạn sẽ phải chọn. Chúc các bạn thành công.
Hãy bắt đầu từ bây giờ bằng cách bắt đầu tìm những công việc làm thêm trên cộng đồng Fansipang
  Admin
Đăng: 11 tháng 12 năm 2013
Lượt xem : 2728