Menu

Thành viên đăng nhập

Chào mừng bạn đá trở lại. Hãy đăng nhập để bắt đầu

Khôi khục lại mật khẩu

Bạn không nhớ mật khẩu? Hãy gửi mail cho chúng tôi.

Henrry: là thành viên mới của FANSIPANG

Trung Quân: là thành viên mới của FANSIPANG

Khuongdieu: là thành viên mới của FANSIPANG

thanhthien: đã thay đổi ảnh đại diện

thanhthien: là thành viên mới của FANSIPANG

nguyenanh09: đã đăng dịch vụ mới mua vải đũi và linen

nguyenanh09: đã thay đổi ảnh đại diện

nguyenanh09: là thành viên mới của FANSIPANG

lethao: là thành viên mới của FANSIPANG

zznhoctuanzzz: là thành viên mới của FANSIPANG

thanhan49dn: là thành viên mới của FANSIPANG

trietnguyen: là thành viên mới của FANSIPANG

huy1989: đã đăng dịch vụ mới Dịch vụ viết bài chuẩn seo

huy1989: là thành viên mới của FANSIPANG

Tran Trung: là thành viên mới của FANSIPANG

tupn: là thành viên mới của FANSIPANG

thanhbooks: là thành viên mới của FANSIPANG

kenhxkld: là thành viên mới của FANSIPANG

Shu nu: là thành viên mới của FANSIPANG

hoangphuonguyen92@gmail.com: là thành viên mới của FANSIPANG

pkelizabeth88: đã đăng dự án mới Tuyển SEO, Marketing online

pkelizabeth88: đã đăng dự án mới Tuyển thiết kế website

pkelizabeth88: là thành viên mới của FANSIPANG

dungttm@manpowersolution.vn: là thành viên mới của FANSIPANG

dkadoption: là thành viên mới của FANSIPANG

thienbinhminh201207: là thành viên mới của FANSIPANG

mrsthao: là thành viên mới của FANSIPANG

ngocbl: là thành viên mới của FANSIPANG

Bốn dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Theo một số chuyên gia, có nhiều đặc điểm để nhận biết trẻ có bị bạo hành ở trường hay không. Tuy nhiên, phụ huynh phải rất cẩn trọng để loại trừ những nguyên nhân sức khỏe, tâm lý lứa tuổi của trẻ... trước khi lấy đó làm căn cứ đánh giá hành động của giáo viên.

 

Người có vết bầm tím

Theo BS Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH), điều dễ nhận biết nhất là trên người trẻ có những vết bầm ở mông, bàn tay hoặc bàn chân. “Khi chúng tôi đi kiểm tra ở một số cơ sở chăm sóc trẻ em, chúng tôi chủ yếu phát hiện thấy vết tích ở những vị trí này. Vì vậy, ngay khi đón trẻ ở lớp, phụ huynh hãy kiểm tra xem con mình có bị bầm tím ở đâu trên cơ thể không và hỏi ngay giáo viên xem vì sao con bị như vậy. Điều này tránh trường hợp giáo viên đổ lỗi do trẻ chơi ở nhà bị va đập và bầm tím chứ không phải bị ở lớp”, BS Nguyễn Trọng An cho biết.   

Sợ hãi bóng tối

Cũng theo BS Nguyễn Trọng An, với những trẻ dưới 36 tháng tuổi, phụ huynh cần theo dõi rất chặt chẽ những thay đổi tâm lý của trẻ hàng ngày xem có biểu hiện bất thường nào so với trước đây. Chẳng hạn, trước đây trẻ ngủ rất ngon giấc nhưng bỗng nhiên thời gian gần đây trẻ mất ngủ, giấc ngủ luôn gián đoạn bởi những cơn giật mình và khóc thét. Trẻ bỗng nhiên sợ hãi bóng tối, ăn hay nôn ọe. Trẻ tự nhiên không còn thích ăn những món trước đây từng rất thích hoặc bỗng nhiên không còn thích chơi những đồ chơi mà trước nay trẻ rất yêu. Tất nhiên, cũng có thể trẻ chán đồ chơi hoặc món ăn đó, nhưng nếu sự thay đổi này đi kèm với những triệu chứng tâm lý lầm lì bất thường khác, tốt nhất phụ huynh phải xem lại việc dạy dỗ ở nhà và ở trường.

Bỗng nhiên sinh đái dầm

Theo TS Lê Văn Hảo (Viện Tâm lý học Việt Nam), nếu chỉ căn cứ vào các dấu hiệu để đánh giá trẻ bị bạo hành sẽ rất dễ gây nhầm lẫn và khiến phụ huynh có tâm lý tiêu cực. Vì vậy, phụ huynh phải rất cẩn trọng để có những đánh giá công bằng. Có một đặc điểm của trẻ mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, đó là: Trẻ bỗng dưng sinh đái dầm, hay sợ hãi. Việc trẻ đái dầm có thể do trước khi đi ngủ trẻ uống quá nhiều nước, hoặc có thể do trẻ uống nước có gas... Tuy nhiên, nếu trước đây trẻ hoàn toàn bình thường nhưng giờ sinh đái dầm hoặc khóc thét ban đêm thì có thể do trẻ căng thẳng hoặc lo sợ mà sinh ra triệu chứng này. Việc tinh thần quá lo lắng, sợ hãi cũng dẫn đến tần suất đi vệ sinh của trẻ tăng lên so với bình thường. Vì vậy, phụ huynh phải rất khách quan để loại trừ các nguyên nhân trước khi đánh giá việc chăm sóc của giáo viên ở trường.

Bỗng dưng không thích chơi với bạn

Cũng theo TS Lê Văn Hảo, bạo hành thể xác dễ nhận thấy nhưng bạo hành tinh thần rất khó phát hiện. Nó đáng sợ ở độ tinh vi, nghĩa là bạo hành trẻ nhưng không để lại dấu vết trên thân thể. Việc trẻ bỗng dưng không thích chơi với bạn nào đó trong lớp, hoặc bỗng dưng sợ một con vật gì đó… cũng có thể do giáo viên đã dùng bạn đó hoặc con vật dễ sợ ấy để dọa trẻ, làm cho trẻ phải vâng lời. Nếu việc dọa nạt này chỉ diễn ra một lần thì không sao nhưng nếu diễn ra nhiều lần sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Sợ đi học

Ngoài ra, cũng có trẻ bỗng dưng bám bố mẹ hơn bình thường, khóc nhiều hơn bình thường khi đến lớp. Bình thường trẻ ùa vào lớp với bạn, với cô nhưng gần đây bỗng dưng không muốn vào lớp. TS Lê Văn Hảo cho rằng, về mặt tâm lý, có thể trẻ buồn, nhớ bố mẹ quá cũng khiến trẻ khóc, hoặc trẻ muốn gây áp lực với bố mẹ bằng cách không thích vào lớp. Tuy nhiên, cũng có thể do bị áp lực nào đó khiến trẻ không dám đến với người lạ. Vì vậy hơn lúc nào hết, phụ huynh có sự nhạy cảm để nhìn nhận các nguyên nhân rồi mới phán xét có phải do giáo viên hay không.

Theo các chuyên gia, trước những biểu hiện lạ của trẻ, phụ huynh cần bình tĩnh loại trừ tất cả những nguyên nhân có thể xảy ra bởi với trẻ em luôn có những thay đổi thất thường, sau đó hãy nghĩ đến chuyện trẻ đã được đối xử như thế nào ở trường. Với những trẻ đã “bi bô”, phụ huynh có thể chơi trò “cô giáo với học sinh” để xem khi có sự cố gì xảy ra, trẻ sẽ nói thế nào. Nếu phát hiện có những dấu hiệu không tốt trong lớp học, phụ huynh phải nói ngay với giáo viên để có điều chỉnh nhất định.

Thông tin

  Admin

Đăng: 25 tháng 12 năm 2013

Lượt xem : 2792

Chia sẻ

Like Facebook & Google+